Những ưu điểm vượt trội và phương pháp thi công Sàn Panel

Với những tính năng và ưu điểm vượt trội của mình, Sàn Panel hiện nay được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng nhà lắp ghép lớn nhỏ hiện nay. Cty Panel 3D - Việt Nam là doanh nghiệp đi đầu trong việc thi công các hạng mục công trình Sàn Panel chất lượng cao, đảm bảo độ an toàn và chất lượng. Chúng tôi xin sơ qua một số tính năng ưu việt và phương pháp thi công sàn panel để quý khách hàng và đối tác hiểu hơn về hệ thống thi công mới này qua những chia sẻ dưới đây.

Hệ thống sàn nhà bằng kết cấu dầm PPB và viên Block sàn mang tính ưu việt cao: với kết hợp sức chịu tải của dầm bê tông dự ứng lực cường độ cao được đúc sẵn với khả năng cách âm, cách nhiệt và có trọng lượng nhỏ do có cấu tạo rỗng của viên Block sàn cùng với lớp bê tông lưới thép phủ đã tạo nên một hệ thống sàn hoàn hảo.

Thời gian thi công nhanh, mặt bằng thi công gọn, sạch, hạn chế được tối đa việc dùng và sử dụng các vật liệu rời nên tránh được bụi cùng ô nhiễm môi trường, làm giảm chi phí so với sàn đổ tại chỗ do không cần phải sử dụng cốp pha, dựng dàn giáo khi thi công.

Cấu kiện dàm sàn rất gọn nhẹ, có thể vận chuyển và thi công lắp bằng tay nên rất phù hợp cho việc xây dựng kể cả trong những ngôi nhà nằm xen kẽ trong các khu phố, ngõ hẹp.

Chất Lượng và độ an toàn của SÀN PANEL SIÊU NHẸ

- Tiêu chuẩn gốc như: CCBA 68, NFB14-305, NFB13-032 của Cộng Hòa Pháp đã được cơ quan và xây dựng nước CHXHCN Việt Nam cho phép áp dụng và chuyển sang xây dựng tiêu chuẩn tại Việt Nam-TCXD 235-1999

- Gồm các hệ thống dầm và các bảng điều khiển của các thành viên  siêu nhẹ .

- vật liệu chung bao gồm: thép và bê tông hỗn hợp.

- Với những dầm PPB các mặt bên có độ nhám không có bọt rỗ với đường kính và chiều sâu lớn hơn 2mm, mặt bên thô để tạo bám dính; không có những vết nứt ngang ở các sườn dọc dầm. Độ cong vồng của dầm là L/500

- Với những viên Block bê tông mặt ngoài phải có độ nhám, vết nhám sâu,rộng từ 1- 3mm, không có các tạp chất như dầu mỡ, giấy, tre nứa và các loại tạp chất khác.

- Với chiều dày lớp bê tông bảo vệ thép dự ứng lực của dầm PPB được sản xuất theo thiết kế chuẩn.
Tùy thuộc kích thước thiết kế các quy đinh hình thức ghép nối, giằng giữ, chèn khe, chống đỡ dầm, cốt thép, rải bê tông của dầm, sàn và mái được thi công theo đúng tiêu chuẩn và phương pháp thi công theo tiêu chuẩn 235 năm 1999 của Bộ Xây Dựng.

Kết cấu sàn panel

Kết cấu sàn Panel

Phương Pháp Để Thi Công Sàn Panel Siêu Nhẹ

Dùng những cây chống mà chiều cao có thể tùy điều chỉnh được để chống đỡ các tấm sàn, những cây chống này phải được chống vào các cây đà tạo thành góc vuông . Khi chọn khoảng cách giữa các dãy cây chống cần lưu ý  các điểm oằn của tấm panel. Tấm Panel được gia cố với những thứ phải có để sẵn sàng lên sàn.

- Những thanh sắt gia cố tại đáy (mặt dưới)

- Những tấm lưới nối mặt dưới ( ở một bên)

- Sắt quai được gia cố hình chữ U tại các vị trí chống đỡ (đầu tường).

Sau khi các tấm panel được đưa bằng tay lên những vị trí và được buộc bằng kẽm. Để tránh mặt trên tấm sàn khỏi bị nứt trên đầu bức tường không chịu lực. Các tấm panel cũng phải buộc vào những tấm lưới nối mặt trên. Hơn nữa, tại chỗ chống đỡ phải gia cố bằng sắt cho các tấm panel trên đầu bức tường chịu lực bên trong.

Sàn Panel sau thi công

Sau khi đã được bố trí các tấm panels, thì phải gia số sắt tại các vị trí bên trên của bức tường chịu lực để  tạo sức mạnh liên tục cho tấm sàn.

Tối thiểu phải có 2 cây sắt Æ 8mm được đặt ở tất cả các cạnh ngoài (dầm vòng) như những thành phần gia cố cuối cùng sau khi tấm sàn panel được hoàn tất.

Bức tường 3D chưa có bê tông sẽ không thể chịu lực đứng, vì thế tất cả tải trọng của tấm sàn panel phải tạm thời chống đỡ. Tấm sàn không thể đặt trực tiếp trên các bức tường panels. Mô men của một tấm panel tiêu chuẩn ( 100mm EPS, lưới phủ Æ 3mm / 50mm / 200 thanh thép gian Æ 3,8 mm trên m2) được xác nhận qua những thử nghiệm như  sau :

Coi như lớp bê tông mặt trên là 50mm với tải trọng động dưới điều kiện tụ tập là 1,50 kN/m2,  khẩu độ nhịp sàn lý thuyết là khoảng 3m đối với panel tiêu chuẩn. Trên thực tế là nên chọn khoảng các giữa  thanh giằng (chống) là 1,6m và 1,80m do có sự  võng oằn. Bằng cách này, các cây chống được bố trí ở khoảng 50 – 60 cm cách tấm vách. Như vậy ta có thể dùng các cây chống ba chân và dễ dàng khi phun lớp bê tông thứ nhất cho tấm vách, không có phần sàn nhô ra hoặc phần nhô ra không thể buộc với tấm vách panel, đề nghị nên bố trí khoảng cách các cây chống là 1,50m.

Ngay khi lớp bê tông trên mặt sàn và tường đủ cứng để có thể chịu được tải trọng nhẹ (1 hoặc 2 ngày), ta có thể dỡ bỏ đà chống ở các cạnh và tăng khoảng cách các cây chống lên đến 2,25m. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là trước khi di dời các cây chống, tại các khu vực gia cố tại chỗ chống đỡ (đầu tường chịu lực) ít nhất phải có lớp bê tông thứ nhất với bề ngang là 50cm và ở bên dưới tấm sàn để bảo đảm sự liên kết giữa panel cùng sắt gia cố tại chỗ chống đỡ ngay từ đầu , chỉ như vậy tải trọng mới được truyền tải chính xác xuống bức tường.

Theo những nhận định trên đây, những hàng cây chống tùy thuộc vào chiều dày panel 100mm EPS và panels 50mm EPS. Với những khoảng cách cây chống cho thấy ở đây là cho loại panels có 200 thanh thép giàn trên mỗi m2. Trong trường hợp này khoảng cách tùy thuộc vào độ lệch chứ không tùy thuộc vào sự chống oằn của panels. Nếu panels với 100 thanh thép giàn trên m2, thì việc chống oằn là quan trọng, vì thế việc tính toán khoảng cách cây chống phải dựa trên thực tế và khoảng cách sẽ nhỏ hơn so với khoảng cách cây chống cho panels 200 thanh thép giàn trên m2.

<Nguồn ST>